CÔNG NGHỆ 6 - DỰ ÁN 2: "HÔM NAY ĂN GÌ ?"

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC STEM

Dự án 2 – Sức khỏe dinh dưỡng và hướng nghiệp môn Công Nghệ 6

CHỦ ĐỀ: “HÔM NAY ĂN GÌ ?”

 

Ngày soạn: 22/06/2023;      Ngày dạy: 09/10/2023;        Thời lượng giảng dạy: 1 tiết

Ghi chú:  Sau khi học tiết 1,2 (Phần 1,2,3) của bài 4.

 

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Sau khi học xong bài này, HS đạt được các mục tiêu sau:

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Mã hoá

1. Về kiến thức

Kiến thức

HS biết cách xác định thể trạng cơ thể (thiếu cân/ cân đối/ thừa cân) dựa trên khoa học.

1

HS nêu phương án thực đơn hợp lí cho trường hợp thể trạng cân đối/ thiếu cân/  thừa cân.

2

HS trình bày các ngành nghề có liên quan kiến thức về dinh dưỡng

3

2. Về năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

Nhận thức công nghệ

HS phân biệt bữa ăn hợp lí và bữa ăn không hợp lí.

4

HS nêu và phân loại bệnh do ảnh hưởng từ ăn uống không hợp lí (do ăn uống thiếu/ thừa chất)

5

Giao tiếp công nghệ

HS dùng các thuật ngữ dinh dưỡng để trình bày một thực đơn hợp lí.

6

HS trình bày về các nghề nghiệp có liên quan đến dinh dưỡng, bảo quản – chế biến thực phẩm.

7

Đánh giá công nghệ

HS đánh giá được thể trạng cơ thể dựa vào chỉ số BMI.

8

HS đánh giá được lượng Calories cần cung cấp cho cơ thể theo thể trạng (thiếu cân/ cân đối/ thừa cân).

9

Sử dụng công nghệ

HS sử dụng App ‘Theo dõi dinh dưỡng’ trên điện thoại, tính chỉ số BMI.

10

HS sử dụng điện thoại đăng tải thực đơn lên Padlet

11

Thiết kế công nghệ

HS thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp yêu cầu.

12

2.2 Năng lực chung                                                                                                                                                            

Năng lực quan sát, phân tích, tư duy, giải quyết vấn đề

HS quan sát hình ảnh và tiếp thu thông tin có được, đưa ra cách giải quyết các câu hỏi, vấn đề.

13

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, làm việc nhóm

HS phát biểu, rèn luyện tự tin khi phát biểu ý kiến, thảo luận và làm việc nhóm.

14

Năng lực tự học

HS tự tìm tòi thêm nhiều kiến thức, chia sẻ kiến thức và thông tin ngoài nội dung trong sách.

15

Năng lực ghi chép kiến thức

HS ghi chép và tự phân bố cách trình bày nội dung kiến thức, sắp xếp kiến thức trong tập vở/ bảng nhóm/ phiếu học tập, vẽ sơ đồ tư duy.

16

3. Về phẩm chất

Phẩm chất kỉ luật

HS có kỉ luật, có trách nhiệm khi làm việc nhóm

17

Phẩm chất đạo đức

HS trân trọng sức khỏe bản thân, có ý thức áp dụng kiến thức về dinh dưỡng để viết thực đơn phù hợp với sức khỏe người thân/ bạn bè.

18

 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên

Học sinh

- Thiết bị dạy học:

+ Phần mềm: Powerpoint, App Teamviewer, App Theo dõi dinh dưỡng, Powerpoint

+ Web trực tuyến sử dụng: Padlet.

+ Thiết bị điện tử: Laptop, điện thoại, máy chiếu/ bảng tương tác/ tivi.

+ Mô hình dạy học trực quan: thức ăn giả (làm từ đất sét, silicon).

- Tài liệu tham khảo:

+ Sách: Lý Luận Kinh Tế Gia Đình (2007) – T.S Nguyễn Thị Diệu Thảo; Sách giáo khoa điện tử (hanhtrangso.nxbgd.vn)

+ Modul 2 “Bồi dưỡng giáo viên phổ thông” (taphuan.csdl.edu.vn)

- Thiết bị học tập: Máy tính cầm tay, điện thoại.

- Học liệu: Sách giáo khoa môn Công Nghệ, lớp 6 – Bộ sách “Chân trời sáng tạo”, Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

(Mã hoá)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PPDH/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1.

Khởi động với Plicker (5 phút)

 

- GV mời cả lớp tham gia trắc nghiệm với App Plicker

+ Câu 1. Đây là bữa ăn mỗi ngày của 1 bạn HS, hãy đánh giá dựa trên kiến thức dinh dưỡng đã học ?

+ Câu 2: Đây là thực đơn mỗi ngày của 1 bạn HS, em hãy đánh giá dựa trên kiến thức dinh dưỡng đã học ?



- GV hỏi: Các bệnh do ăn uống thừa/ thiếu chất ?

- HS phát biểu.


- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học: thế nào là 1 chế độ ăn uống khoa học ?

- HS phát biểu.


- GV đặt vấn đề: Các em thường nhận biết cơ thể của mình là cân đối/ thiếu cân/ thừa cân bằng các nào ?

- HS thực hiện khảo sát.

- PPDH: DH trực quan.

- KTDH: công não.

- HS giơ đáp án được mã hóa dưới dạng hình ảnh QR

+ Câu 1: Bữa ăn chưa hợp lí, vì thiếu chất đạm, chất béo.

 

+ Câu 2: Bữa ăn chưa hợp lí, vì thừa chất dinh dưỡng quá nhiều/ tỷ lệ ăn uống không cân đối, nhiều chất béo, chất đạm và đường bột.

 - HS nêu và phân loại bệnh do ảnh hưởng từ ăn uống thiếu/ thừa chất.

- HS phát biểu được: Chế độ ăn uống khoa học cần đủ 4 nhóm chất, tỷ lệ các chất hợp lí, ăn đúng giờ và ăn đúng cách

- HS cho chọn cách nhận biết mà bản thân thường sử dụng

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

(Mã hoá)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PPDH/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 2.

Tìm hiểu

chỉ số BMI –

Khám phá

cơ thể

(10 phút)

 

 

- GV giới thiệu chỉ số BMI, App Theo dõi dinh dưỡng.

- HS chú ý theo dõi.

- GV mời HS sử dụng App.

- HS xung phong dùng App.

- GV yêu cầu HS dựa vào App, xác định:

+ Thể trạng cơ thể ? (cân đối/ thiếu cân/ thừa cân)

+ Mỗi ngày cơ thể cần lượng Calories (năng lượng) như thế nào ?

- HS trả lời câu hỏi dựa trên thông tin từ App.

- PPDH: DH trực quan, DH thực hành.

- KTDH: đàm thoại.

- HS chú ý theo dõi hướng dẫn của GV, xung phong dùng App, xác định được thể trạng và lượng Calories phù hợp mỗi ngày.

Hoạt động 3.

Luyện tập dùng App -

Thiết kế thực đơn

(10 phút)

 

- GV mời HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau trong 8 phút: 

+ Chọn 1 bạn trong nhóm, dùng App xác định thể trạng và lượng Calories mỗi ngày bạn cần, viết thông tin vào Phiếu học tập.

+ 1 bạn đại diện nhóm lấy món ăn trên bàn.

+ Các bạn còn lại viết thực đơn và tính toán sao cho tổng lượng kcalo trong thực đơn phù hợp thể trạng của bạn ghi trong Phiếu học tập.

+ Sau khi hoàn thành, nhóm chụp lại và tải lên Padlet.

- HS thảo luận nhóm, cùng phối hợp giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ.

- GV mời cả lớp xem Padlet.

- PPDH: DH trực quan, DH theo dự án, thảo luận nhóm, DH giải quyết vấn đề, tích hợp môn Toán.

- KTDH: đua nhóm.

- HS thảo luận nhóm, cùng phối hợp giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 



- HS đăng tải được Phiếu học tập lên Padlet trước khi hết thời gian (8 phút).

 



- HS xem lại thành quả trên Padlet.

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

(Mã hoá)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PPDH/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 4.

Vận dụng kiến thức và kỹ năng

 

4.1 Trình bày thực đơn

(10 phút)

 

- GV mời đại diện nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ:

+ Trình bày về thể trạng của 1 bạn trong nhóm.

+ Nêu thực đơn dinh dưỡng nhóm đã thiết kế cho bạn trong 1 ngày.

- GV nhận xét, HS lắng nghe

- GV đặt vấn đề: Nếu bạn có tiệc, hoặc ăn nhiều hơn lượng Calories cần thiết trong 1 ngày thì làm sao tiêu hết năng lượng dư thừa đó trong cơ thể ?

- HS phát biểu.

- PPDH: DH trực quan, DH theo dự án, DH thuyết trình, tích hợp môn GDĐP

- KTDH: công não.

- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp:

+ Thể trạng của 1 bạn trong nhóm.

+ Thực đơn trong 1 ngày dành cho bạn.

 

 

- HS nêu được biện pháp tiêu hao năng lượng dư thừa bằng cách tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

 

4.2

Hướng nghiệp ngành dinh dưỡng

(10 phút)

 

 

- GV mời nhóm tìm hiểu về nghề nghiệp liên quan ngành dinh dưỡng chia sẻ kiến thức trước lớp.

- HS thuyết trình.

- GV đánh giá phần thuyết trình, hoạt động của lớp, HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- GV yêu cầu HS thực hiện khảo sát: Em có mong muốn gì sau khi hết tiết học này ?

A. Tải App, tự xác định thể trạng của bản thân.

B. Giới thiệu App với mọi người, giúp người thân hoặc bạn bè xác định thể trạng.

C. Tìm hiểu về các ngành nghề về dinh dưỡng, chế biến và bảo quản thực phẩm.

D. Ý kiến khác.

 

- HS thuyết trình nghề nghiệp có liên quan đến ngành dinh dưỡng (trước đó đã tự tìm hiểu được).

 

  

- HS giơ đáp án được mã hóa dưới dạng hình ảnh QR, giải thích nếu có ý kiến khác.

 

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động 1. Khởi động với Plicker (5 phút)

a) Mục tiêu: Ôn kiến thức bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

b) Nội dung: Trả lời trắc nghiệm nhanh

c) Sản phẩm: HS nhận biết bữa ăn có dinh dưỡng hợp lí hay không, nêu bệnh do thiếu/ thừa chất dinh dưỡng.

d) Tổ chức thực hiện: GV quét mã QR đáp án HS trả lời, hỏi – đáp.

Hoạt động 2. Tìm hiểu chỉ số BMI – Khám phá cơ thể (10 phút)

a) Mục tiêu: Nhận biết thể trạng cơ thể là cân đối/ thiếu cân/ thừa cân, xác định lượng Calories cơ thể cần hằng ngày.

b) Nội dung: Sử dụng App Theo dõi dinh dưỡng.

c) Sản phẩm: HS khám phá thể trạng cơ thể dựa vào BMI và đánh giá được lượng Calories phù hợp với cơ thể.

d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn, HS sử dụng App và xác định thể trạng bản thân, lượng Calories cơ thể cần hằng ngày.

Hoạt động 3. Luyện tập dùng App - Thiết kế thực đơn  (10 phút)

a) Mục tiêu: Thiết kế thực đơn phù hợp với thể trạng của bạn, đăng tải lên Padlet.

b) Nội dung: Thảo luận nhóm, xác định thể trạng của bạn, lấy thức ăn về bàn, tính toán lượng Calories sao cho phù hợp thể trạng của bạn, đăng tải Phiếu học tập lên Padlet.

c) Sản phẩm: HS thiết kế được thực đơn phù hợp và đăng tải lên Padlet

d) Tổ chức thực hiện: GV mời HS thảo luận, giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ.

Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức và kỹ năng (20 phút)

4.1 - Trình bày thực đơn (10 phút)

a) Mục tiêu: Trình bày thực đơn đã thiết kế.

b) Nội dung: HS trình bày thể trạng của 1 bạn trong nhóm, thực đơn đã thiết kế phù hợp với bạn.

c) Sản phẩm: HS trình bày thực đơn đã thiết kế, đưa ra lời khuyên hoặc gợi ý hoạt động thể thao cho bạn.

d) Tổ chức thực hiện: GV mời đại diện nhóm trình bày thành quả của nhóm.

4.2 – Hướng nghiệp ngành dinh dưỡng (10 phút)

a) Mục tiêu: Hướng nghiệp ngành dinh dưỡng.

b) Nội dung: HS trình bày kiến thức tự tìm hiểu về ngành nghề có liên quan dinh dưỡng.

c) Sản phẩm: HS thuyết trình hướng nghiệp về ngành nghề dinh dưỡng.

d) Tổ chức thực hiện: GV mời HS thuyết trình.

 

 

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LỖI

- Phân bố bài giảng: 1 tiết

- Trọng tâm bài học: Xác định thể trạng và thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lí.

 

B. CÁC HỒ SƠ KHÁC

1. Phiếu học tập

 

2. Ghi chú, tự rút kinh nghiệm

 

3. Đánh giá, nhận xét, góp ý

 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn