Giáo viên: Dương Thái Trân |
Ngày
soạn: 01/06/2024 |
Thời lượng giảng dạy: 2 tiết |
Ngày dạy: Tuần 3, tuần 4 |
Ghi chú: Sách Chân trời sáng tạo |
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Sau khi học xong bài này, HS đạt được các mục tiêu
sau:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
Mã hoá |
|
1. Về kiến thức |
||
Kiến thức |
HS hiểu được
thế nào là năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo |
01 |
HS hiểu được
tác hại của việc lãng phí năng lượng |
02 |
|
HS đưa ra phương
án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình |
03 |
|
2. Về
năng lực 2.1. Năng lực công
nghệ |
||
Nhận thức công nghệ |
HS phân biệt
được nguồn năng lượng nào là tái tạo, không tái tạo |
04 |
Giao tiếp công nghệ |
HS kể tên các nguồn năng lượng được sử dụng trong các hoạt
động thường ngày |
05 |
Đánh giá công nghệ |
HS đánh giá và
giải thích được hành động nào gây lãng phí năng lượng, không nên
thực hiện |
06 |
Thiết kế công nghệ |
HS vận dụng
phương án tiết kiệm năng lượng vào dự án học tập |
07 |
2.2 Năng lực chung |
||
Năng lực quan sát, phân tích, tư duy, giải quyết |
HS quan sát hình
ảnh và tiếp thu thông tin có được, đưa ra cách giải quyết các câu
hỏi, vấn đề |
08 |
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, làm việc nhóm |
HS phát biểu,
rèn luyện tư tin khi phát biểu ý kiến, thảo luận và làm việc nhóm |
09 |
Năng lực tự học |
HS tự tìm tòi
thêm nhiều kiến thức, chia sẽ kiến thức và thông tin ngoài nội dung
trong sách |
10 |
Năng lực viết, vẽ sơ đồ tư duy |
HS ghi chép và
tự phân bố cách trình bày nội dung kiến thức, sắp xếp kiến thức
trong tập vở, vẽ được sơ đồ tư duy |
11 |
3. Về
phẩm chất |
||
Phẩm chất kỉ luật |
HS có kỉ luật,
có trách nhiệm khi làm việc nhóm |
12 |
Phẩm chất đạo đức |
HS có ý thức
tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường |
13 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động |
Giáo viên |
Học sinh |
Tiết 1 |
- Thiết bị dạy
học: Powerpoint, hình ảnh - Tài liệu tham
khảo: Sách Lý Luận Kinh Tế Gia Đình (2007) – T.S Nguyễn Thị Diệu
Thảo; Sách điện tử (hanhtrangso.nxbgd.vn) |
- Học liệu: Sách giáo khoa,
sách bài tập môn Công Nghệ, lớp 6 – Bộ sách “Chân trời sáng tạo” |
Tiết 2 |
- Thiết bị dạy
học: Powerpoint, hình ảnh - Tài liệu tham
khảo: + Sách Lý Luận
Kinh Tế Gia Đình (2007) – T.S Nguyễn Thị Diệu Thảo; Sách điện tử
(hanhtrangso.nxbgd.vn) + Kế hoạch dự
án học tập “Tổ ấm hạnh phúc” |
- Học liệu: + Sách giáo khoa, sách bài tập
môn Công Nghệ, lớp 6 – Bộ sách “Chân trời sáng tạo” |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH CHUNG
Hoạt
động 1. Khởi động (3 phút) |
a) Mục tiêu: Lý
giải “Năng lượng” là gì ? b) Nội dung: Đặt
vấn đề khơi gợi ý nghĩ của HS về năng lượng c) Sản phẩm: HS
muốn tìm hiểu về các nguồn năng lượng d) Tổ chức thực
hiện: GV đặt vấn đề cho HS trả lời |
Hoạt
động 2. Khám phá, tìm hiểu (20 phút) |
2.1 Khám phá
các nguồn năng lượng trong cuộc sống |
a) Mục tiêu: HS
kể tên các nguồn năng lượng được sử dụng trong từng hoạt động hằng
ngày b) Nội dung: Tìm
hiểu về các nguồn năng lượng thường được con người sử dụng hằng
ngày c) Sản phẩm: HS
kể tên được hoạt động và các nguồn năng lượng được sử dụng trong
từng hoạt động d) Tổ chức thực
hiện: GV đưa hình ảnh, HS quan sát, tư duy và trả lời các câu hỏi |
2.2 Tìm hiểu
giá trị của các nguồn năng lượng |
a) Mục tiêu: Tìm
hiểu giá trị của năng lượng, nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng b) Nội dung: HS
tìm hiểu các dạng năng lượng (tái tạo/không tái tạo/sinh khối), nêu
tác hại của việc hoang phí năng lượng c) Sản phẩm: HS
hiểu giá trị của năng lượng, ý thức được sự quan trọng và cần
thiết của năng lượng trong đời sống con người d) Tổ chức thực
hiện:GV yêu cầu HS phân loại nguồn năng lượng, thảo luận nhóm và nêu
tác hại của việc hoang phí năng lượng |
Hoạt
động 3. Luyện tập đưa ra phương án
sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình (20 phút) |
a) Mục tiêu:
Luyện tập đưa ra phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
trong gia đình b) Nội dung:
Luyện tập đưa ra phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
trong gia đình c) Sản phẩm: + HS đánh giá
và giải thích được hành động nào gây lãng phí năng lượng, không nên
thực hiện + HS đưa ra phương án sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình + HS lý giải
được các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong phần luyện tập sgk/17 d) Tổ chức thực
hiện: GV yêu cầu HS: trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm, đưa ra biện
pháp tiết kiệm năng lượng, trả lời phần luyện tập skg |
Hoạt
động 4. Vận dụng phương án tiết kiệm năng lượng vào dự án học tập
(2 phút) |
a) Mục tiêu: Vận
dụng phương án tiết kiệm năng lượng vào dự án học tập b) Nội dung: Vận
dụng phương án tiết kiệm năng lượng vào dự án học tập c) Sản phẩm: HS
đưa được ít nhất 1 biện pháp tiết kiệm năng lượng vào mô hình nhà
ở của nhóm d) Tổ chức thực
hiện: GV yêu cầu HS vận dụng phương án tiết kiệm năng lượng vào dự
án học tập (Câu 8, trang 20, Phiếu Học Tập) |
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian) |
Mục tiêu (Mã hoá) |
Nội dung dạy học trọng tâm |
PPDH/KTDH chủ đạo |
Phương án đánh giá |
Hoạt động 1. (3 phút) Khởi động |
09, 10 |
- GV: Năng lượng là gì ? Gợi ý: Thức ăn đem lại năng
lượng cho con người - HS phát biểu - GV trả lời: năng lượng là bất cứ
thứ gì có khả năng tạo ra sự thay đổi trong vật chất |
- PPDH: Tia chớp |
- HS trả lời được: năng lượng
là thứ tạo ra khả năng làm việc của máy móc, con người... |
Hoạt động 2. (20 phút) 2.1 Khám phá các nguồn năng lượng
trong cuộc sống |
05, 08, 09 |
- GV cho HS xem các hình ảnh, yêu
cầu kể tên hoạt động và các nguồn năng lượng được sử dụng trong
từng hoạt động: + Ủi quần áo - điện + Nấu thức ăn – khí gas + Đèn chiếu sáng – dầu
đốt + Nướng thức ăn - than + Học online trên máy tính
- điện + Phơi quần áo - gió - HS thảo luận và phát biểu. |
- PPDH: Trực quan |
- HS thảo luận nhóm và trả lời
được tên hoạt động và các nguồn năng lượng được sử dụng trong từng
hoạt động - HS tự tin khi phát biểu ý
kiến của bản thân |
2.2 Tìm hiểu giá trị của các
nguồn năng lượng |
01, 02, 09, 10, 12, 13 |
- GV yêu cầu HS phân loại các
nguồn năng lượng trên vào: + Năng lượng tái tạo + Năng lượng sinh khối + Năng lượng không tái tạo - HS phát biểu - GV yêu cầu HS giải thích như
thế nào là năng lượng tái tạo ? năng lượng sinh khối ? năng lượng
không tái tạo ? - GV yêu cầu HS thảo luận 2
người, trong 30 giây, nêu 3 hậu quả khi ta không tiết kiệm năng lượng ? - HS thảo luận nhóm và phát
biểu - GV mời HS xem clip về hiện
tượng nóng lên toàn cầu - HS chăm chú xem clip - GV đưa ra một số ảnh hưởng
tiêu cực từ biến đổi khí hậu, do con người không bảo vệ môi trường,
sử dụng năng lượng hoang phí... - HS lắng nghe và tiếp thu kiến
thức |
- PPDH: Trực quan, thảo luận
nhóm, Philip XYZ |
- HS tự tin khi phát biểu ý
kiến của bản thân - HS thảo luận nhóm và nêu 3
hậu quả khi ta không tiết kiệm năng lượng: + Cạn kiệt năng lượng + Hiệu ứng nhà kính + Chi tiêu nhiều tiền hơn .... - HS ý thức được sự quan trọng
và cần thiết của năng lượng trong đời sống con người - HS hình thành ý thức tiết
kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường |
Hoạt động 3. (20 phút) Luyện tập đưa ra phương án sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình |
03, 06, 08, 11 |
- GV yêu cầu HS xem hình ảnh, cho
biết hoạt động nào là NÊN, KHÔNG NÊN, giải thích vì sao ?: + Để đèn khi có ánh sáng
mặt trời + Tắt đèn, quạt… khi ra
khỏi phòng + Để ti vi trong lúc ngủ + Lựa chọn các thiết bị
tiết kiệm điện + Mở tủ lạnh trong
lúc nói chuyện điện thoại + Cắm dây điện khi không
sử dụng thiết bị - HS phát biểu - GV giải thích đáp án, HS lắng
nghe - GV yêu cầu HS nêu các biện
pháp tiết kiệm năng lượng trong gia đình ? - HS phát biểu - GV yêu cầu HS đọc lưu ý sgk/16 - HS xung phong đọc lưu ý sgk - GV yêu cầu HS đọc, thảo luận
nhóm 2 người trong 30 giây và trả lời Câu 4 phần Luyện Tập (sgk/17) - HS thảo luận nhóm - HS xung phong trả lời câu hỏi
luyện tập - GV giải thích thêm - GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy
và nhắc lại kiến thức - HS vẽ sơ đồ tư duy và nhắc
lại kiến thức |
- PPDH: Trực quan, đặt vấn đề,
sơ đồ tư duy |
- HS xem hình ảnh, cho biết được
hoạt động nào là NÊN, KHÔNG NÊN, và giải thích lý do vì sao chọn
như vậy - HS tự tin khi phát biểu ý
kiến của bản thân - HS đưa ra phương án sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong gia đình - HS lý giải được các biện
pháp tiết kiệm năng lượng trong phần luyện tập sgk/17 |
Hoạt động 4. (2 phút) Vận dụng phương án tiết kiệm năng
lượng vào dự án học tập |
|
- GV yêu cầu HS vận dụng phương
án tiết kiệm năng lượng vào dự án học tập (Câu 8, trang 20, Phiếu Học Tập) - GV dặn dò HS tiết sau đem
Phiếu Học Tập và dụng cụ thực hành dự án (Laptop/điện thoại/
giấy, bìa, màu/mô hình…) |
- PPDH: DH theo dự án |
- HS hiểu được nội dung thực
hiện và kết quả cần đạt sau khi kết thúc dự án học tập. - HS làm việc nhóm theo hướng
dẫn. - HS đặt câu hỏi cho GV nếu có
thắc mắc |
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LỖI
- Phân bố bài giảng:
Tiết 1: 1. Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả 2.1. Lý do cần sử dụng năng lượng tiết kiệm 2.2. Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong gia đình 2.3. Biện pháp tiết kiệm năng lượng chất đốt trong gia đình |
Tiết 2: - HS đem Phiếu Học Tập và dụng cụ thực hành dự án
(Laptop/điện thoại/ giấy, bìa, màu/mô hình…) - GV hướng dẫn HS tạo ra ngôi nhà (bằng app/ game/ thủ công…),
ứng dụng kiến thức bài 1,2 vào mô hình ngôi nhà, giải đáp thắc
mắc và lắng nghe ý kiến từ các nhóm |
- Trọng tâm bài học: Biện
pháp tiết kiệm năng lượng trong gia đình
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
1. Sơ đồ tư duy
2. Ghi
chú, tự rút kinh nghiệm
3. Đánh giá, nhận xét, góp ý