KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 6 - BÀI 4: THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG

Giáo viên: Dương Thái Trân


I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Sau khi học xong bài này, HS đạt được các mục tiêu sau:

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Mã hoá

1. Về kiến thức

Kiến thức

HS hiểu được thế nào là bữa ăn dinh dưỡng hợp lí/ yếu tố nào tạo nên bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

1

HS biết cách xác định thể trạng cơ thể (thiếu cân/ cân đối/ thừa cân)

2

HS đưa ra các phương án ăn uống hợp lí cho các trường hợp thừa cân/ thiếu cân

3

2. Về năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

Nhận thức công nghệ

HS phân biệt bữa ăn hợp lí và bữa ăn không hợp lí

4

HS phân biệt được thực phẩm trong 4 nhóm chất dinh dưỡng chính

5

Giao tiếp công nghệ

HS dùng các thuật ngữ dinh dưỡng để trình bày một thực đơn hợp lí

6

Đánh giá công nghệ

HS đánh giá được ảnh hưởng của việc ăn uống thừa/ thiếu chất

7

HS đánh giá được thể trạng cơ thể dựa vào chỉ số BMI

8

Sử dụng công nghệ

HS sử dụng App ‘Theo dõi dinh dưỡng’ trên điện thoại, áp dụng công thức tính toán chỉ số BMI

9

Thiết kế công nghệ

HS thiết kế thực đơn, Scarpbook dinh dưỡng để giải quyết vấn đề được đưa ra

10

HS tính toán được chi phí 1 bữa ăn tại nhà

11

2.2 Năng lực chung                                                                                                                                                              

Năng lực quan sát, phân tích, tư duy, giải quyết

HS quan sát hình ảnh và tiếp thu thông tin có được, đưa ra cách giải quyết các câu hỏi, vấn đề

12

Năng lực sử dụng ngôn ngữ, làm việc nhóm

HS phát biểu, rèn luyện tự tin khi phát biểu ý kiến, thảo luận và làm việc nhóm

13

Năng lực tự học

HS tự tìm tòi thêm nhiều kiến thức, chia sẻ kiến thức và thông tin ngoài nội dung trong sách

14

Năng lực ghi chép, vẽ sơ đồ tư duy

HS ghi chép và tự phân bố cách trình bày nội dung kiến thức, sắp xếp kiến thức trong tập vở/ bảng nhóm, vẽ được sơ đồ tư duy

15

3. Về phẩm chất

Phẩm chất kỉ luật

HS có kỉ luật, có trách nhiệm khi làm việc nhóm

16

Phẩm chất đạo đức

HS trân trọng sức khỏe bản thân, có ý thức áp dụng kiến thức về dinh dưỡng để viết thực đơnphù hợp với sức khỏe người thân/ bạn bè.

17

 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên

Học sinh

- Thiết bị dạy học:

+ Phần mềm: Powerpoint, App Mirroid, App Theo dõi dinh dưỡng

+ Thiết bị điện tử: Laptop, điện thoại, máy chiếu

+ Mô hình dạy học trực quan: thức ăn giả (làm từ đất sét hoặc silicon).

+ Scrapbook dinh dưỡng

- Tài liệu tham khảo:

+ Sách: Lý Luận Kinh Tế Gia Đình (2007) – T.S Nguyễn Thị Diệu Thảo; Sách giáo khoa điện tử (hanhtrangso.nxbgd.vn)

+ Modul 2 “Bồi dưỡng giáo viên phổ thông” (taphuan.csdl.edu.vn)

- Thiết bị học tập: Bảng nhóm, viết lông

- Học liệu: Sách giáo khoa môn Công Nghệ, lớp 6 – Bộ sách “Chân trời sáng tạo”

 

 

III. TIẾN TRÌNH – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

(Mã hoá)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PPDH/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1.

(10 phút)

 

 “Đi siêu thị”

 

5, 12, 13, 15

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 1 phút: Vì sao chúng ta phải ăn uống ?

- HS thảo luận nhóm

- GV mời HS trả lời, HS xung phong trả lời.

- GV trả lời: Chúng ta cần chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Lương thực, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Nên ta phải ăn uống.

- GV hỏi: Nêu tên các chất dinh dưỡng có trong lương thực/ thực phẩm ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi:  Chất đạm thường có trong các thực phẩm nào ?

- HS phát biểu.

- GV mời HS tham gia “đi siêu thị”: Chọn 9 thực phẩm chứa nhiều chất đạm.

- HS xung phong tham gia trò chơi

- GV hỏi: Đạm động vật có trong thực phẩm nào ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Đạm thực vật có trong thực phẩm nào ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Vai trò/chức năng của chất đạm là gì ?

- HS phát biểu.

- GV giải thích thêm lợi ích của đạm thực vật, mời HS vẽ sơ đồ, HS vẽ sơ đồ.

- GV hỏi: Sữa chua có chứa protein không ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Đậu phụ (đậu hủ) có chứa protein không ?

- HS phát biểu.

- PPDH: DH trực quan, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy

- KTDH: Công não

- HS phân biệt được thực phẩm có nhiều chất đạm

- HS phân biệt được thực phẩm nào là đạm động vật và đạm thực vật.

- HS hiểu chức năng của chất đạm đối với cơ thể.

Hoạt động 2.

 

(12 phút)

2.1 So sánh chất đạm, béo, đường bột

5, 12, 13, 15

- GV: Thực phẩm chứa chất đường bột chia làm 2 loại: Tinh bột là thành phần chính hoặc đường là thành phần chính. Kể tên thực phẩm có tinh bột là thành phần chính ?

- HS phát biểu.

- GV: Nêu tên thực phẩm có đường là thành phần chính ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Vai trò/chức năng của chất đường bột là gì ?

- HS phát biểu.

- GV: Thực phẩm chứa chất béo chia làm 2 loại: động vật và thực vật. Nêu tên thực phẩm có chứa chất béo động vật ?

- HS phát biểu.

- GV: Nêu tên thực phẩm có chứa chất béo thực vật ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Vai trò/chức năng của chất béo là gì ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Chức năng giống nhau giữa chất đạm/đường bột/béo là gì ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Chức năng giống nhau giữa chất đạm/đường bột/béo là gì ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Chất đường bột hay chất béo làm ta no lâu hơn ?

- HS phát biểu.

- GV mời HS vẽ sơ đồ, HS vẽ sơ đồ.

- PPDH: DH trực quan, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy

- KTDH: Tia chớp

- HS phân biệt được thực phẩm có tinh bột là thàh phần chính, và thực phẩm có đường là thành phần chính.

- HS hiểu chức năng của chất đường bột đối với cơ thể.

- HS phân biệt được thực phẩm nào là chất béo động vật và chất béo thực vật.

- HS hiểu chức năng của chất béo đối với cơ thể.

- HS so sánh, nêu được điểm khác nhau trong chứa năng của chất: đạm, đường bột, béo, đối với cơ thể.

 

 

 (8 phút)

2.2 Các loại vitamin và chức năng của vitamin

5, 12, 13, 15

- GV mời HS tham gia “đi siêu thị”: Chọn 5 thực phẩm chứa nhiều vitamin A.

- HS xung phong tham gia trò chơi.

- GV hỏi: Đặc điểm của các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A là gì ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Việc thiếu vitamin A có ảnh hưởng gì cho cơ thể ?

- HS phát biểu.

- GV mời HS tham gia “đi siêu thị”: Chọn 5 thực phẩm chứa nhiều vitamin C.

- HS xung phong tham gia trò chơi.

- GV hỏi: Đặc điểm của các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C là gì ?

- HS phát biểu.

- GV hỏi: Việc thiếu vitamin C có ảnh hưởng gì cho cơ thể ?

- HS phát biểu.

- GV lưu ý HS các loại vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K. Nếu ăn dư thừa thì sẽ tích tụ trong mỡ của cơ thể, gây ngộ độc vitamin, có thể gây tử vong.

- PPDH: DH trực quan, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy

- KTDH: Công não

- HS phân biệt được thực phẩm có nhiều vitamin A, C.

- HS hiểu chức năng của vitamin với cơ thể.

 

Hoạt động 3. (5 phút)

 

Luyện tập

 

7, 12, 13, 15

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trong 1 phút, nêu 3 tác hại của việc ăn uống thừa/thiếu các chất dinh dưỡng sau:

  + Chất đạm

  + Chất đường bột

  + Chất béo

  + Vitamin

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS phát biểu

- GV mời HS vẽ sơ đồ, HS vẽ sơ đồ.

- PPDH: DH trực quan, thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy

- KTDH: Philip XYZ

- HS nêu 3 tác hại của việc ăn uống thừa/thiếu các chất dinh dưỡng sau:

  + Chất đạm

  + Chất đường bột

  + Chất béo

  + Vitamin

 

Hoạt động 4.

(5 phút)

Vận dụng

 

12, 14

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 1, sgk/30, phần Vận dụng.

- HS đọc sách, phát biểu.

- GV giảng giải thêm.

 

- HS vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.

 

Tiết 2  Giới thiệu bài học (2 phút): GV đặt vấn đề: Làm thế nào để có chế độ ăn uống khoa học ?

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

(Mã hoá)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PPDH/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1. Khởi động

(8 phút)

Ôn kiến thức và khởi động tìm hiểu bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

 

1, 4, 12, 15, 16

- Mỗi nhóm nhận hình ảnh bữa ăn mỗi ngày của 1 HS,  thảo luận trong 1 phút và trả lời: “Bữa ăn này đã hợp lí chưa ?”

***Gợi ý cho HS: Bữa ăn này thiếu chất gì ? Chất bị thiếu có vai trò gì đối với cơ thể ? Việc thiếu chất trên gây ảnh hưởng/ bệnh gì cho cơ thể ?

- HS thảo luận nhóm

- HS đại diện các nhóm trình bày:

   + Bữa ăn thiếu chất đạm

   + Bữa ăn thiếu chất béo

   + Bữa ăn thiếu chất đường bột

   + Bữa ăn thiếu vitamin

- GV nhận xét từng nhóm, HS lắng nghe.

- PPDH:  DH trực quan, thảo luận nhóm

 

- HS nhận biết và trả lời được: bữa ăn trong hình là chưa hợp lí, vì thiếu chất đạm/đường bột/ béo/ vitamin.

- HS trả lời được:

  + Vai trò của các chất đạm/đường bột/ béo/ vitamin.

  + Hậu quả / bệnh do thiếu các chất trên.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu – Khám phá

 

(12 phút)

2.1 Tìm hiểu chế độ ăn uống khoa học

 

1, 4, 6, 12, 15, 16

- GV đặt vấn đề: “Bữa ăn thiếu 1 trong 4 nhóm chất chính thì không phải bữa ăn dinh dưỡng hợp lí, vậy yếu tố nào tạo nên bữa ăn dinh dưỡng hợp lí ?”

- HS phát biểu.

- GV rút kết luận và mời HS vẽ sơ đồ: Yếu tố đầu tiên của 1 bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính.

- GV đặt vấn đề: “Đây là thực đơn 1 ngày 3 bữa của 1 HS, thực đơn này đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính, nhưng lại không hợp lí về dinh dưỡng, vì sao ?”

- HS phát biểu.

- GV hỏi: “Vậy yếu tố thứ 2 của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là gì?”

- HS phát biểu.

- GV rút kết luận và mời HS vẽ sơ đồ: Yếu tố thứ 2 của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là tỉ lệ các nhóm thức ăn phù hợp cơ thể.

- HS vẽ sơ đồ tư duy.

- GV hỏi: Ăn sáng lúc 10 giờ sáng và ăn tối lúc 10 giờ tối, có phải là ăn uống khoa học không ? Vì sao ?

- HS phát biểu.

- GV giải đáp: Trung bình cơ thể tiêu hóa hết thức ăn sau 4 giờ, cho nên các bữa ăn sẽ cách nhau khoảng 4 giờ. Việc ăn sáng lúc 10 giờ ảnh hưởng đến bữa trưa, ăn tối lúc 10 giờ có hại cho sức khỏe vì sau 8 giờ tối, cơ thể ít hoạt động và tiêu hao năng lượng, ăn sau 8h giờ dễ gây béo phì. Cho nên, lưu ý  ăn tối trước 8 giờ.

- GV đặt vấn đề: Khi ăn, nhai ít, ăn nhanh chóng, có phải là ăn uống khoa học không ? Vì sao ?- HS phát biểu.

- GV giải đáp: Ăn chậm, nhai kỹ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hấp thu dinh dưỡng triệt để trong thức ăn, tránh đau bao tử và bị khó tiêu.

- GV yêu cầu học sinh kết luận: Thế nào là chế độ ăn uống khoa học ?

- HS kết luận: Ăn uống khoa học là dinh dưỡng hợp lí, ăn đúng giờ, đúng cách.

- PPDH: DH trực quan, sơ đồ tư duy

- KTDH: Công não

- HS trả lời được: Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là bữa ăn có:

  + Đủ 4 nhóm dinh dưỡng

  + Tỉ lệ các nhóm thức ăn phù hợp cơ thể

- HS trả lời được câu hỏi: 

  + Ăn sáng lúc 10 giờ sáng và ăn tối lúc 10 giờ tối, có phải là ăn uống khoa học không ? Vì sao ?

  + Khi ăn, nhai ít, ăn nhanh chóng, có phải là ăn uống khoa học không ? Vì sao ?

- HS kết luận: Ăn uống khoa học là dinh dưỡng hợp lí, ăn đúng giờ, đúng cách.

-

(5 phút)

2.2 Khám phá thể trạng của cơ thể, cách tính chỉ số BMI

2, 8, 9, 12, 14, 17

- GV đặt vấn đề: Việc ăn đúng giờ, đúng cách, có thể luyện tập. Nhưng việc đảm bảo dinh dưỡng hợp lí, thì làm sao nhận biết thể trạng bản thân là cân đối/ thừa cân/ thiếu cân, để ăn uống theo nhu cầu cơ thể ?

- HS phát biểu.

- GV giới thiệu chỉ số BMI – chỉ số thể trạng cơ thể và App: Theo dõi dinh dưỡng.

- GV mời HS sử dụng App, HS xung phong sử dụng App.

- GV đặt vấn đề với HS sử dụng App về lượng Calories trong thực đơn hằng ngày khi thể trạng: cân đối/ thiếu cân/ thừa cân.

- HS đưa ra phương án ăn uống đảm bảo lượng Calories trong thực đơn hằng ngày phù hợp với thể trạng bản thân.

- PPDH: DH thực hành, DH giải quyết vấn đề

- KTDH: Công não

- HS hiểu cách dùng app, thực hành dùng app.

- HS kết luận được thể trạng cơ thể (cân đối/thiếu cân/ thừa cân) sau khi dùng app.

Hoạt động 3. Luyện tập

(5 phút)

Luyện tập thiết kế thực đơn

3, 6, 10, 12, 14, 15, 16, 17

- GV mời HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau trong 3 phút: 

  + Cử 1 đại diện nhóm chọn món ăn có trên bàn

  + Tính tổng lượng kcalo của thực đơn sao cho phù hợp thể trạng của cô.

- HS thảo luận nhóm, thực hiện giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề.

- PPDH: DH trực quan, DH giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

 

- HS phối hợp hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề.

Hoạt động 4. Vận dụng

(10 phút)

Vận dụng kiến thức và kỹ năng để trình bày thực đơn

3, 6, 10, 12, 13, 14, 16, 17

- GV mời đại diện nhóm trình bày thành quả của nhóm.

- HS đại diện nhóm trình bày:

  + Thực đơn các bữa ăn trong ngày có các món ăn nào ?

  + Tổng calories của thực đơn ?

- GV đặt câu hỏi liên quan đến thực đơn và nhận xét từng nhóm vừa trình bày.

- HS trả lời câu hỏi, lắng nghe nhận xét.

- PPDH: DH trực quan , DH giải quyết vấn đề, DH thuyết trình - đàm thoại

 

 

Dặn dò (3 phút): Học bài, tính chỉ số BMI của 1 người thân trong gia đình.

Các nhóm chuẩn bị giấy bìa cứng, khổ A3, 4-5 tờ. Vật dụng làm đồ thủ công: kéo, keo dán, bút màu…

 

 Tiết 3 GV đặt vấn đề (3 phút) : Nếu có thể tặng một món quà giúp ích cho việc giữ gìn sức khỏe của người thân/ bạn bè, con sẽ tặng món quà gì ?

-> HS trả lời -> GV dẫn dắt: Hôm nay cô sẽ giới thiệu và hướng dẫn chúng ta thực hiện 1 món quà dành tặng những người thân/ bạn bè, món quà này dễ thực hiện và rất có lợi đối với việc bảo vệ sức khỏe bản thân.

-> GV mở scrapbook và giới thiệu với HS từng trang: Đây là một “scrapbook về dinh dưỡng”.  Scrapbook là một dạng lưu bút, lưu trữ thông tin dưới dạng hình ảnh và chữ viết. Trong Scrapbook Dinh Dưỡng này, có chỉ số BMI, thể trạng của cô, và có 2 thực đơn phù hợp với cô, được trình bày dưới dạng hình ảnh cắt dán và có chữ viết ghi chú dễ hiểu, kèm theo các hoạt động thể thao phù hợp với cô.

Nhiệm vụ hôm nay của chúng ta là thực hiện scrapbook dinh dưỡng dành tặng cho những người bạn đặc biệt.

Hoạt động học

(thời gian)

Mục tiêu

(Mã hoá)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PPDH/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1.

(5 phút)

 

Khởi động

 

12, 13, 14, 17

- GV: Scrapbook của cô có mấy trang ?

- HS phát biểu.

- GV: Scrapbook cô vừa cho các bạn xem có những nội dung nào ?

- HS phát biểu.

- GV: Scrapbook của cô có điểm gì ấn tượng hay thu hút ?

- HS phát biểu.

- GV đặt vấn đề: Trước khi bắt tay vào thực hiện scrapbook,  các bạn hãy nhắc lại các yếu tố tạo nên bữa ăn dinh dưỡng hợp lí ?

- HS phát biểu.

- PPDH: DH trực quan, thảo luận nhóm

- KTDH: Công não

- HS hiểu được Scrapbook là gì, cần làm gì để tạo ra scrapbook dinh dưỡng.

Hoạt động 2.

(15 phút)

 

Thực hiện Scrapbook theo nhóm

3, 6, 8, 10, 11, 14, 15, 16, 17

- GV yêu cầu HS chia 4 nhóm, nhóm trưởng bốc thăm thông tin của người được tặng scrapbook cùng bìa sơ mi (có sticker món ăn, sticker hoạt động thể thao, danh sách calories của từng món ăn và các hoạt động thể thao, giá tiền của từng món ăn):

+ Trường hợp 1: Bạn An là nữ, cao 1m65, nặng 70kg. Bạn A rất tự ti về ngoại hình của mình, hãy tặng cho bạn 1 scrapbook có 2 thực đơn trong 2 ngày (món ăn không trùng nhau). Áp dụng bài “Yêu thương con người” GDCD và kiến thức đã học,  hãy viết lời động viên và gợi ý cho bạn những cách để có sức khỏe tốt và ngoại hình đẹp hơn.

+ Trường hợp 2: Bạn Bình là nam, cao 1m7, nặng 45kg. Bạn Bình muốn có thân hình đẹp hơn và muốn cao hơn, bạn có chút tự ti về ngoại hình của mình, hãy tặng cho bạn 1 scrapbook có 2 thực đơn trong 2 ngày (món ăn không trùng nhau). Áp dụng bài “Yêu thương con người” GDCD và kiến thức đã học,  hãy viết lời động viên và gợi ý cho bạn những cách để có sức khỏe tốt và ngoại hình đẹp hơn.

- GV yêu cầu HS tạo scrapbook, 4-5 trang, thời gian 10 phút.

- GV chiếu 5 nội dung chính mà scrapbook mỗi nhóm cần có:

+ Tên, chỉ số BMI, thể trạng của người được tặng scrapbook

+ 2 thực đơn trong 2 ngày (món ăn không trùng nhau, có ghi tổng calories trong ngày)

+ Giá tiền của 2 thực đơn

+ Lời động viên, nhắc nhở bạn (có thể dùng cao dao, thành ngữ, tục ngữ Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh)

+ Gợi ý các hoạt động thể thao lành mạnh, kèm số caloires tiêu hao khi tập luyện trong thời gian nhất định.

- GV lưu ý HS: Cách trình bày và trang trí sao cho dễ hiểu, thu hút, độc đáo, đẹp mắt.

- HS thảo luận nhóm

- HS tính chỉ số BMI, kết luận thể trạng của bạn được tặng scrapbook

- HS viết thực đơn phù hợp, dán các món ăn, hình ảnh tập luyện thể thao…

- HS tính giá tiền cho 2 thực đơn

- HS viết lời khuyên, động viên cho bạn được tặng scrapbook.

- HS trang trí, vẽ, cắt dán thêm vào scrapbook…

- PPDH: DH trực quan, tích hợp môn toán, mỹ thuật, giáo dục công dân, Tiếng Anh.

- KTDH: Công não, phòng tranh.

- HS thảo luận nhóm

- HS tính chỉ số BMI, kết luận thể trạng của bạn được tặng scrapbook

- HS viết thực đơn phù hợp, dán các món ăn, hình ảnh tập luyện thể thao…

- HS tính giá tiền cho 2 thực đơn

- HS viết lời khuyên, động viên cho bạn được tặng scrapbook.

- HS trang trí, vẽ, cắt dán thêm vào scrapbook…

Hoạt động 3. (20 phút)

 

Thuyết trình sản phẩm

 

3, 6, 10, 12, 13

- GV mời HS đại diện nhóm trình bày về scrapbook của nhóm.

- HS đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi.

- GV nhận xét, rút kinh nghiệm.

- GV chụp ảnh/ quay clip scrapbook của 4 nhóm, đăng lên Padlet lưu trữ, hướng dẫn HS xem lại trên Padlet.

- PPDH: DH trực quan, tích hợp môn toán, mỹ thuật, giáo dục công dân, DH thuyết trình – đàm thoại.

 

- HS thuyết trình scrapbook, đặt câu hỏi và tương tác với bạn học.

Dặn dò (3 phút): Xem Scrapbook trên link QR Padlet cô gửi, tham khảo các mẫu Scrapbook của anh chị lớp 7 để HKII thực hiện scrapbook thiết kế thời trang.

Học kỹ bài 4,5, chuẩn bị kiểm tra HKI

 

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Tiết 1

Hoạt động 1. “Đi siêu thị” (10 phút)

a) Mục tiêu: HS phân biệt được thực phẩm nào là đạm động vật và đạm thực vật.

b) Nội dung: Phân biệt được thực phẩm đạm động vật và đạm thực vật, chức năng chất đạm

c) Sản phẩm: HS phân biệt được thực phẩm nào là đạm động vật và đạm thực vật.

d) Tổ chức thực hiện: Chơi trò chơi

Hoạt động 2. Khám phá, tìm hiểu (12 phút)

2.1 So sánh chất đạm, béo, đường bột

 a) Mục tiêu: So sánh chất đạm, béo, đường bột

b) Nội dung: Kể tên thực phẩm có thành phần chính là đường, tinh bột, béo động vật, béo thực vật.

c) Sản phẩm: HS tìm ra điểm khác biệt trong chức năng của chất đạm, đường bột, béo

d) Tổ chức thực hiện: GV đặt vấn đề, HS giải đáp

2.2 Các loại vitamin và chức năng của vitamin

a) Mục tiêu: Phân biệt các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A/ C

b) Nội dung: Các loại vitamin và chức năng của vitamin

c) Sản phẩm: HS phân biệt được các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A/ C

d) Tổ chức thực hiện: Chơi trò chơi

Hoạt động 3. Luyện tập (8 phút)

a) Mục tiêu: Tìm ra tác hại của việc ăn uống thừa/ thiếu chất dinh dưỡng

b) Nội dung: HS nêu 3 tác hại của việc ăn uống thừa/thiếu các chất dinh dưỡng

c) Sản phẩm: HS nêu 3 tác hại của việc ăn uống thừa/thiếu các chất dinh dưỡng

d) Tổ chức thực hiện: Thảo luận nhóm

Hoạt động 4. Vận dụng (10 phút)

a) Mục tiêu: Phân tích bữa ăn tại gia đình mỗi học sinh có những chất dinh dưỡng nào

b) Nội dung: Trả lời câu hỏi 1, sgk/30, phần Vận dụng

c) Sản phẩm: HS đọc và trả lời câu hỏi 1, sgk/30, phần Vận dụng

d) Tổ chức thực hiện: GV đặt vấn đề, HS giải quyết vấn đề

 

Tiết 2

Hoạt động 1. Ôn kiến thức và khởi động tìm hiểu bữa ăn dinh dưỡng hợp lí (8 phút)

a) Mục tiêu: Ôn kiến thức và khơi gợi tìm hiểu bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

b) Nội dung: Thảo luận nhóm, nhận biết bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

c) Sản phẩm: HS nhận biết bữa ăn có dinh dưỡng hợp lí hay không, giải thích vì sao bữa ăn không hợp lí về dinh dưỡng

d) Tổ chức thực hiện: GV mời HS thảo luận và nhận xét về bữa ăn mỗi ngày của 1 bạn HS

Hoạt động 2. Khám phá, tìm hiểu (15 phút)

2.1 Tìm hiểu chế độ ăn uống khoa học (10 phút)

 a) Mục tiêu: Tìm hiểu thế nào là chế độ ăn uống khoa học

b) Nội dung: Giải đáp vấn đề

c) Sản phẩm: HS hiểu và nêu được điều kiện cần có của chế độ ăn uống khoa học

d) Tổ chức thực hiện: GV đặt vấn đề, HS giải đáp

2.2 Khám phá thể trạng của cơ thể, cách tính chỉ số BMI (5 phút)

a) Mục tiêu: Nhận biết thể trạng cơ thể là cân đối/ thiếu cân/ thừa cân, đưa ra phương án ăn uống đảm bảo lượng Calories hợp lí

b) Nội dung: Sử dụng App Theo dõi dinh dưỡng

c) Sản phẩm: HS nhận biết được thể trạng cơ thể dựa vào BMI và đưa ra phương án ăn uống đảm bảo lượng phù hợp với thể trạng

d) Tổ chức thực hiện: GV mời HS sử dụng App, đưa ra phương án ăn uống đảm bảo lượng phù hợp với thể trạng

Hoạt động 3. Luyện tập thiết kế thực đơn (5 phút)

a) Mục tiêu: Thiết kế thực đơn phù hợp với thể trạng của bạn

b) Nội dung: Thảo luận nhóm, lấy thức ăn về bàn, tính toán lượng Calories sao cho phù hợp thể trạng của bạn

c) Sản phẩm: HS thiết kế được thực đơn phù hợp, đưa ra lời khuyên/ gợi ý hoạt động thể thao cho bạn.

d) Tổ chức thực hiện: GV mời HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ để giải quyết vấn đề thừa cân giúp bạn

Hoạt động 4. Vận dụng  kiến thức và kỹ năng để trình bày thực đơn (12 phút)

a) Mục tiêu: Trình bày thực đơn đã thiết kế

b) Nội dung: HS trình bày thực đơn đã thiết kế, đưa ra lời khuyên hoặc gợi ý hoạt động thể thao cho bạn

c) Sản phẩm: HS trình bày thực đơn dinh dưỡng hợp lí, phù hợp thể trạng của bạn, đưa ra lời khuyên/ gợi ý hoạt động thể thao cho bạn

d) Tổ chức thực hiện: GV mời đại diện nhóm trình bày thành quả của nhóm


Tiết 3

Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Hiểu được Scrapbook là gì, cần làm gì để tạo ra scrapbook dinh dưỡng.

b) Nội dung: Tìm hiểu Scrapbook.

c) Sản phẩm: HS nêu được các đặc điểm, điểm nổi bật của 1 scrapbook.

d) Tổ chức thực hiện: GV cho HS xem Scrapbook mẫu, đặt câu hỏi, HS trả lời.

Hoạt động 2. Thực hiện Scrapbook theo nhóm (15 phút)

a) Mục tiêu: Tạo ra Scrapbook tặng bạn An và bạn Bình.

b) Nội dung: Thảo luận nhóm, tạo Scrapbook để giải quyết vấn đề được đưa ra.

c) Sản phẩm: HS tạo ra Scrapbook theo yêu cầu tình huống của bạn An, bạn Bình.

d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc nhóm để tạo ra sản phẩm, GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý giúp HS.

Hoạt động 3. Thuyết trình Scrapbook (20 phút)

a) Mục tiêu: Báo cáo sản phẩm trước lớp

b) Nội dung:  Thuyết trình Scrapbook.

c) Sản phẩm: HS báo cáo sản phẩm trước lớp, các nhóm đặt câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện: HS thuyết trình Scrapbook của nhóm, các nhóm đặt câu hỏi, GV nhận xét, góp ý.

 

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LỖI

- Phân bố bài giảng: 3 tiết

Tiết 1:

1. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm

2. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Tiết 2

3. Chế đệ ăn uống khoa học

Tiết 3:

4. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí

- Trọng tâm bài học: Chế đệ ăn uống khoa học

 

B. CÁC HỒ SƠ KHÁC

1. Sơ đồ tư duy

Tiết 1


Tiết 2



2. Ghi chú, tự rút kinh nghiệm

- Lưu trữ Scrapbook trên Padlet để lữu trữ nhiều hơn, có tài liệu cho các năm sau tham khảo:


3. Đánh giá, nhận xét, góp ý

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn